Lan hồ điệp là loài hoa vương giả được nhiều gia đình ưa chuộng trong decor không gian sống. Tuy nhiên, khi mua lan hồ điệp việc chăm sóc hoa lại không hề đơn giản. Tại sao lan hồ điệp bị héo lá? Nguyên nhân do đâu?
Lan hồ điệp bị héo lá và các dấu hiệu nhận biết bệnh
Lan hồ điệp khi chăm sóc và nuôi cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo điều kiện sinh trưởng ổn định lá màu xanh đậm, có bản khá to, dày và đầy đặn, mọc theo chiều đối xứng ôm lấy thân cây.
Với những cây bị bệnh héo lá, lá hồ điệp xuất hiện nếp nhăn, có màu vàng nhạt, héo rũ quăn queo hay trên có đốm vàng hoặc màu đen xám. Cho nên với những dấu hiệu này bạn rất dễ dàng nhận biết lan hồ điệp có bị héo lá hay không.
Tại sao lan hồ điệp bị héo lá?
Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường do một số nguyên nhân sau:
Tưới nước cho lan không đúng kỹ thuật
Lượng nước cung cấp cho lan hồ điệp quá ít hoặc quá nhiều chính là một trong những tác nhân gây nên bệnh héo lá ở lan hồ điệp. Khi tưới nước quá ít, rễ lan có hiện tượng bạc trắng. Còn khi tưới nước quá nhiều, rễ cây sẽ bị thối nhũn.
Do vậy, bạn nên cắt những phần rễ này đi và dùng Physan để khử trùng vết cắt. Bên cạnh đó, đừng quên thay chậu và tiến hành các biện pháp kích thích ra rễ bằng cách giảm sáng và tăng độ ẩm, đồng thời điều chỉnh lượng nước tưới lại sao cho phù hợp, không thừa, không thiếu.
Lan quá nắng hoặc quá nóng
Lan hồ điệp đặt tại vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao có thể dẫn tới tình trạng lan bị héo lá. Đây cũng là tình trạng lan dễ gặp phải khi người chăm lan trồng và chăm sóc cây trên sân thượng hoặc dưới mái tôn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng tấm lưới che chuyên dụng để ổn định độ ẩm của lan trong vườn, giảm và duy trì cường độ ánh sáng phù hợp từ 50 - 60%.
Do phân bón
Lượng kali trong phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lan hồ điệp. Cụ thể, kali giúp tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, chống hạn, chống rét và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật, nấm và vi khuẩn. Ngoài ra, kali còn giúp tổng hợp hàng loạt vitamin quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây, phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây. ‘
Cho nên với từng loại lan hồ điệp và từng thời điểm bạn nên lựa chọn lượng phân bón và cách bón phù hợp.
Mách bạn bí kíp khắc phục tình trạng lan hồ điệp héo lá
Để xử lý triệt để tình trạng lan hồ điệp bị héo lá, trước tiên, người chăm cây hãy sử dụng bột quế hoặc bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, thuốc diệt nấm để rắc lên các vết cắt trên lá cũng như rắc lên rễ của cây lan.
Tiếp đến, cây lan cần được cho vào bao nilon bịt kín trước khi treo vào một nơi ấm và rợp mát. Treo cây như vậy khoảng từ 3 đến 4 tuần, cây sẽ bắt đầu mọc rễ.
Sau khi lan mọc rễ dài từ 3 - 4cm, người chăm hoa có thể đem cây ra trồng trở lại. Giá thể cho lan tốt nhất lúc này là các loại như vỏ thông, than củi hay vỏ dừa với kích cỡ trung bình.
Khi đã hoàn thiện các bước trên, bạn nên dừng việc tước nước khoảng 2 đến 3 tuần và chỉ nên sử dụng máy phun sương để giữ ẩm cho cây.
Khi cây đã ổn định và lớn nhanh, bạn hãy bắt đầu tiến hành tưới nước cho cây một cách điều độ. Mùa hè tưới nước cho cây 2 - 3 lần một tuần, mùa đông tưới 10 ngày một lần.
Trên đây là các kiến thức liên quan đến cách xử lý cây lan hồ điệp bị héo lá bạn cần biết. Hy vọng bài viết trên đây của ‘Am Orchid có thể đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Mọi thông tin về cách chăm sóc, cách tưới nước cho lan hồ điệp, cách uốn cành … quý khách, doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ:
'AM ORCHID - THẾ GIỚI LAN ĐÀ LẠT
Hotline: 0818.56.55.66
Hotline bán buôn: 0966 229 666
Showroom 1: 222 đường Cổ Linh, Q.Long Biên, Hà Nội.
Showroom 2: Chi nhánh Ninh Bình, 99 Lê Đại Hành, Tp Ninh Bình.
Facebook: Thế giới lan Đà Lạt 'Am Orchid